Donec sed odio operae, eu vulputate felis rhoncus
                    
Vách Kính Mặt Dựng Là Gì? Cấu Tạo Và Biện Pháp Thi Công
Hệ vách kính mặt dựng là gì?

Vách kính mặt dựng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình kiến trúc hiện đại. Vậy hệ vách kính mặt dựng là gì? Cấu tạo và biện pháp thi công vách kính mặt dựng như thế nào? Cùng Nhà sạch Vũng Tàu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin về vách kính mặt dựng 

Vách kính mặt dựng (còn có tên gọi khác là vách kính mặt tiền) là mặt dựng nhôm kính được sử dụng để thay thế cho những bức tường gạch thông thường. Loại vật liệu này thường được kết hợp với các loại nhôm cao cấp và kính phản quang, kính cường lực hay kính dán an toàn.

Hệ vách kính được sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại

Hệ vách kính được sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại

Ngày nay, vách kính mặt dựng được lắp đặt cho các tòa nhà, văn phòng, trung tâm thương mại, showroom, nhà mặt phố… Nó được sử dụng khá phổ biến bởi sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Quá trình thi công hiệu quả, nhanh chóng, an toàn 
  • Cách âm, cách nhiệt tốt nhưng vẫn đảm bảo đón được ánh sáng tự nhiên, không lo hắt mưa, hắt nắng vào trong.
  • Đa dạng kiểu dáng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế công trình
  • Tải trọng nhẹ, khả năng chịu lực cao, bền bì với thời gian nên rất ít khi phải bảo trì
  • Bề mặt nhôm được phủ một lớp sơn tĩnh điện cao cấp giúp chống oxy hóa, chống ăn mòn và chống phai màu

Vách kính mặt dựng cấu tạo như thế nào?

Thành phần cấu tạo vách kính mặt dựng gồm:

  • Kính: Đây là thành phần quan trọng và dễ nhận biết nhất của một hệ vách kính mặt dựng. Các loại kính được sử dụng phổ biến nhất là kính cường lực, kính phản quang và kính hộp chất lượng cao, an toàn.
  • Thanh nhôm: Được làm từ hộp kim nhôm cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Bản mã: Vật liệu được làm từ sắt mạ kẽm gia công.
  • Hệ roăng: Được làm từ chất liệu EPDM cao cấp giúp đảm bảo độ kín, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Keo: Gồm 2 loại keo kết cấu (gắn các thành phần với nhau) và keo thời tiết (chống thấm tuyệt đối)
  • Phụ kiện đi kèm: Gồm ốc vít, bulong, spider…
Cấu tạo của vách kính mặt dựng

Cấu tạo của vách kính mặt dựng

>>> ĐỌC THÊM: Ứng Dụng Giúp Việc Nhà Uy Tín, An Toàn, Hiệu Quả và Tiết Kiệm

Biện pháp thi công các loại hệ vách kính mặt dựng phổ biến hiện nay 

Stick 

Hệ vách kính Stick được sử dụng với những tòa nhà có kiến trúc phức tạp và cần nhiều điểm nối. Đây là hệ mặt dựng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong các công trình hiện nay. Bởi loại vật liệu này lắp đặt rất nhanh chóng, dễ dàng và cũng rất dễ mua trên thị trường.

Đặc điểm của hệ vách kính Stick:

  • Quá trình thi công và lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt cao 
  • Phù hợp lắp đặt cho các công trình có nhiều góc cạnh, không đồng nhất 

Biện pháp thi công:

Việc liên kết, lắp đặt và hoàn thành mặt dựng Stick sẽ được triển khai trực tiếp tại các công trình. Hệ mặt dựng này sử dụng vật liệu có sẵn nên quy trình lắp đặt rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

Unitized 

Hệ vách mặt dựng Unitized có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ Stick. Và nó được coi là bước tiến đột phá trong ngành kiến trúc, xây dựng hiện đại.

Hệ vách kính Unitized sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ Stick

Hệ vách kính Unitized sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ Stick

Đặc điểm của hệ vách kính Unitized:

  • Hệ vách kính mặt dựng Unitized được sản xuất theo dạng module trước khi được chuyển đến các công trình.
  • Tính thẩm mỹ cao, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và được cải tiến hơn so hệ vách kính Stick.
  • Thời gian thi công ngắn do đã được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng ngay tại nhà máy.
  • Độ ổn định cao, khả năng chịu áp lực từ môi trường tốt.

Biện pháp thi công:

Hệ thống vách kính Unitized cỡ lớn được sản xuất, gia công trực tiếp tại nhà máy cung cấp. Sau đó, chúng sẽ được chuyển tới công trình xây dựng để lắp ghép và hoàn thiện.

Spider 

Hệ vách kính mặt dựng Spider là sản phẩm được đánh giá cao trong ngành nhôm kính. Loại này không sử dụng khung nhôm như các loại hệ vách kính khác mà thay vào đo, các tấm kính được kết nối và cố định bằng phụ kiện Spider.

Đặc điểm của hệ vách kính Spider:

  • Cấu tạo đơn giản, tính thẩm mỹ cao
  • Diện tích đón nhận ánh sáng lớn, giúp cho môi trường bên trong luôn có ánh sáng tốt 
  • Kết cấu có tính sáng tạo cao trong thiết kế kiến trúc và xây dựng
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, lắp đặt
  • Có thể thi công trên các công trình phức tạp, uốn lượn, gấp khúc 

Biện pháp thi công: 

Người thợ tiến hành gắn các thanh nhôm dọc theo tòa nhà cùng với bản mã, ốc vít rồi dùng ốc vít ghép các khung nhôm vào các thanh dọc. Tiếp theo, ghép các sập bằng nhôm để lấp kín các đường nối giúp đảm bảo tính thẩm mỹ. Thời gian thi công đối với hệ này khá lâu và cần số lượng công nhân lớn.

Semi 

Tại Việt Nam, hệ vách kính mặt dựng Semi không được sử dụng phổ biến. Bởi chi phí lắp đặt cao và cơ sở hạ tầng ở nước ta không yêu cầu phải lắp đặt hệ vách kính này.

Hệ Semi chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Hệ vách kính Semi chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Đặc điểm của hệ vách kính Semi:

  • Độ an toàn, bền bỉ và chắc chắn cao
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, cần sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị và đội ngũ kỹ thuật đông 
  • Thời gian lắp đặt, thi công lâu, chi phí cao
  • Phù hợp để lắp đặt cho những công trình có khoảng cách giữa các tầng lớn 

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ vô cùng thiết thực của Nhà Sạch Vũng Tàu về đặc điểm, cấu tạo và biện pháp thi công hệ vách kính mặt dựng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vật liệu xây dựng này và lựa chọn loại vách kính phù hợp, an toàn cho công trình của mình nhé!

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị vệ sinh vách kính, vệ sinh tòa nhà, căn hộ… liên hệ ngay cho Nhà Sạch Vũng Tàu. Với đội ngũ nhân công đông đảo cùng hệ thống máy móc chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn vệ sinh vách kính sạch bóng, trả lại vẻ đẹp cho công trình của bạn.